Hé lộ 10 kỹ thuật in ấn chỉ dân trong ngành mới biết

Thị trường in ấn đang là thị trường có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, hiện đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm, tham gia vào lĩnh vực này. Để cạnh tranh trong ngành in ấn hiện nay, việc cập nhật những công nghệ, kỹ thuật in ấn là điều mà mọi công ty in ấn thường xuyên phải cập nhật để nâng cao năng lực kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay. Dưới đây là 10 tiết lộ tưởng quen mà lạ, mời bạn cùng tham khảo.

1. Kỹ thuật in AB

In AB là kỹ thuật in cơ bản trên 2 mặt giấy, tuy nhiên mỗi mặt có 1 nội dung hoàn toàn khác nhau. Mặt thứ nhất được gọi là A, mặt thứ 2 được gọi là B. Thành phẩm này thường xuất hiện trên mặt báo, in catalogue…

10 kỹ thuật in ấn chỉ trong ngành mới biếtIn AB

2. Kỹ thuật in Flexo

Tên gọi đầy đủ là in flexography, đây là cách in có các phần tử: chữ, hình... nổi trên bề mặt. Sau quá trình truyền mực, vật liệu sẽ được ép kín, thường nhìn thấy ở thùng carton, decal, màng vải...

3. Kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa là kỹ thuật in ấn cơ bản và là một trong những kỹ thuật in sáng tạo. Bởi kỹ thuật in này lợi dụng sự thẩm thấu của mực thông qua một tấm lưới, theo nguyên lý mực in đi qua khung lưới và được phủ chết lên tấm lưới có một lớp keo mỏng chuyên dụng. Hay tóm lại kỹ thuật in lựa giống nguyên lí với in mực dầu trên giấy nến. Điểm sáng tạo nữa trong kỹ thuật in lụa là khung in được cấu tạo bằng tơ lụa, sau này được thay thế bằng lưới kim loại hay còn gọi là in lưới. 

Kỹ thuật in lụa có thể được áp dụng trong nhiều vật liệu cần in như nilon, thủy tinh, vải, mặt đồng hồ, mạch điện tử, sản phẩm kim loại, gỗ hoặc giấy,...ngoài ra có thể sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

4. Kỹ thuật in offset

Đây là kỹ thuật làm cho các hình ảnh mực in dính ép lên các tấm cao su, sau đó mới ép từ cao su sang giấy. Điều này có thể khắc phục được khuyết điểm của mực in là không làm nước bị dính lên giấy.

Kỹ thuật in offset

5. Kỹ thuật in proof

Phương pháp này áp dụng trên đối tượng khách hàng – đối tác. Những bản in mẫu sẽ dùng để test màu file thiết kế, ước lượng độ chuẩn và chất lượng.

6. Kỹ thuật in tự trở

Khác với in AB, những phiên bản của in tự trở sẽ cho ra 2 mặt hoàn toàn giống nhau.

7. In thạch bản

Đây là cách in ấn trên bề mặt nhẵn như: litô, đá... Dùng để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS.

8. Kỹ thuật in UV

Sử dụng mực in UV trong quá trình in ấn thì cách làm này có khả năng tạo ra nhiều hiệu ứng ART hơn. Chất lượng in UV tốt, năng suất và có thể áp dụng trên nhiều đối tượng.

9. In vỗ bài

Cụ thể, các anh thợ in sẽ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng lên nhau. Màu sắc sẽ được canh chừng để đạt yêu cầu đúng với bản in proof.

10. In typo

Đây là phương pháp in có tuổi thọ lâu đời và cổ xưa nhất, được người Trung Quốc phát minh. Tuy nhiên ông tổ của kỹ thuật này lại là một người Đức có tên Johannes Gutenberg. Nói về vị trí thì in typo có chiều cao hơn, tức là khung, ảnh, chữ... đều nằm ở không trung. Mọi thao tác chà mực, ép in, truyền chữ qua bề mặt... đều hoàn toàn được thực hiện bằng thủ công.

Những hé lộ chuyên ngành in ấn trên có lẽ cũng đã giúp bạn phần nào hiểu hơn lĩnh vực này. Tuy phần nhiều là dựa vào máy móc nhưng rõ ràng các người thợ đều phải rất kỳ công mới tạo ra được 1 trang giấy. Vậy nên, nếu có thể, thay vì hoang phí, bạn hãy trân quý chúng.